CÁCH PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÀ PHÊ - SẦU RIÊNG
Rệp sáp là đối tượng gây thiệt hại nghiêm trọng, làm chậm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng, cà phê ảnh hưởng trực tiếp quá trình đậu quả, gây thiệt hại năng suất.
CÁCH PHÒNG TRỊ RỆP SÁP TRÊN CÀ PHÊ - SẦU RIÊNG
Thời điểm xuất hiện rệp sáp
Rệp sáp gây hại quanh năm trong vườn sầu riêng nhưng bình thường chúng trú ẩn dưới rễ nên bà con khó nhận biết. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi cây sầu riêng trong giai đoạn ra bông – xổ nhụy – trái non với những đốm trắng. Còn đối với cà phê, thường xuất hiện vào thời điểm cây cà phê đang nở hoa cho đến hết mùa vụ thu hoạch, trong đó giai đoạn rệp sáp gây hại mạnh nhất là vào mùa khô và đầu mùa mưa, sau đó giảm nhiều trong khoảng thời gian giữa mùa mưa. Chúng thường bám vào chồi non, cành lá, chùm quả, thân rễ để hút nhựa cây gây khô héo, rụng bông, rụng quả non. Rệp sáp cũng có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến tương tự rệp vảy xanh, vảy nâu.
Hình thái rệp sáp
Rệp sáp có kích thước bé bằng hạt mè, cơ thể rệp xuất hiện nhiều tua trắng, có thể phủ đầy chất sáp trắng như phấn.Trứng: Màu vàng, bao xung quanh là lớp sáp bông xốp trắng
Biểu hiện
- Trên sầu riêng:
Rệp sáp tấn công hầu hết ác bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái), nhưng gây hại rõ nhất khi cây có bông và trái non.
+ Trên bông: Làm teo tóp cuống bông nếu tấn công ở cuống, tấn công ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.
+ Trên trái non: Làm tro tóp cuống trái, trái bị gai to – gai nhỏ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn và dễ bị rụng.
+ Trên trái lớn: Khi bị rệp và nấm bồ hóng tấn công làm vỏ trái bị đen, xấu xí, mất thẩm mỹ trái.Ngoài ra, cây bị rệp sáp tấn công âm thầm lặng lẽ dưới rễ có những biểu hiện sau: Rệp sáp chích hút rễ gây phù nề, rễ chậm phát triển. Đồng thời vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở điều kiện cho nhiều loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ,…).
- Trên cây cà phê:
Cây cà phê bị rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ, làm giảm khả năng quang hợp khiến lá úa vàng, quả khô dần rồi rụng nhiều. Rệp sáp gây hại làm tổn thương cuống quả tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối, rụng quả hàng loạt. Trường hợp cây bị nặng, gặp nắng nóng kéo dài có thể khô héo, dẫn đến chết cây.
Biện pháp phòng trừ
- Giữ vườn thông thoáng: Tỉa cành, làm sạch cỏ dại và loại bỏ các bộ phận cây bị nhiễm rệp nặng (cành, quả) rồi tiêu hủy để hạn chế nguồn lây lan.
- Kiểm tra thường xuyên: Theo dõi vườn cây, đặc biệt vào mùa khô (tháng 2-4) hoặc giai đoạn ra hoa, đậu quả để phát hiện sớm rệp sáp.
Bà con có thể tham khảo và sử dụng Bộ đôi sản phẩm chai YAMIDA 100SL (RẦY NƯỚC) + gói EVEREST 500WP của Công Ty TMDV Giang Tây.
Liều dùng: pha 1 chai YAMIDA 100SL (RẦY NƯỚC) + 1 gói EVEREST 500WP khấy đều với 200 lít nước.
Phun trực tiếp vào nơi có rệp sáp hoặc phun đều vào trái, cành, lá nơi có rệp trú ngụ. Phun kỹ để thuốc thấm qua lớp sáp mới diệt được rệp
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GIANG TÂY
Fanpage: https://www.facebook.com/chvtnngiangtay
Zalo: https://zalo.me/3016890175175353690
Địa chỉ: 6/12 Lê Văn Sô, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
SĐT: 0967 29 39 09
Công Ty Cổ Phần TMDV Giang Tây
ADD: 6/12 Le Van So - An Thoi - Binh Thuy - Can Tho
E-mail: sale.giangtayco@gmail.com
Hotline: 0973.618.454
Xem thêm