THUỐC ĐẶC TRỊ SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ

Dịch sâu Keo (Sâu Keo mùa thu) trên bắp bùng phát nhiều nơi ở nước ta, mức độ phá hại của loài sâu này rất dữ dội, nhiều ruộng bị sâu tấn công giai đoạn bắp dưới 30 ngày tuổi phải bỏ trồng lại vụ khác.

SÂU KEO MÙA THU

Loài sâu keo mùa thu có tên khoa học là Spodoptera frugipperda (tên tiếng Anh là Fall Armyworm, viết tắt là FAW), thuộc Bộ cánh vẩy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidae).

Đặc điểm hình thái

Trứng có hình cầu, đường kính 0,5-0,7 mm, mỗi ổ trứng thường có từ 100 – 200 trứng, trong suốt đời sống của mình thành trùng cái có thể đẻ đến 2000 trứng. Khi mới đẻ có màu vàng nhạt hoặc kem và chuyển màu nâu nhạt trước khi nở, trứng được đẻ thành 1 hoặc nhiều lớp trên lá, xung quanh trứng và trên bề mặt ổ trứng có phủ một lớp lông màu nâu nhạt như bông gòn.

Trứng Sâu Keo mùa thu

Sâu non có 6 tuổi, sâu tuổi 1-2 cơ thể màu xanh nhạt - vàng nhạt. Khi phát triển sang tuổi 3-6, sâu non có màu trắng sữa, xanh đen hoặc nâu nhạt tùy theo môi trường thức ăn.

Từ tuổi 3 có thể nhìn rõ bằng mắt thường vân hình chữ Y ngược màu vàng trên mảnh đầu; trên mặt lưng ở đốt bụng trước đốt cuối cùng có 4 đốm đen xếp thành hình vuông trong khi 4 đốm đen ở các đốt khác xếp thành hình thang.

Vân hình chữ Y ngược màu vàng trên mảnh đầu

Sâu non tuổi 1 dài 1,0-1,5 mm, tuổi 2 dài 4-5 mm, tuổi 3 dài 8-10 mm, tuổi 4 dài 12-15 mm, tuổi 5 dài 20-25 mm, tuổi 6 dài 30-35 mm.

Nhộng sâu keo mùa thu giống nhộng tằm, màu nâu bóng sáng, đốt bụng cuối có 2 gai. Nhộng dài 13-15 mm, nhộng đực ngắn hơn nhộng cái.

Nhộng Sâu keo mùa thu

Trưởng thành đực trên cánh trước có vân hình đĩa màu xám trắng - vàng rơm, mép ngoài cánh trước có vệt sáng trắng, cánh sau màu trắng xám với viền cánh màu nâu tối; chiều dài trung bình 14-18 mm, sải cánh trung bình 35-38 mm. Trưởng thành cái có màu nâu xám, không có hoa văn rõ ràng, kích thước trung bình 17 mm, sải cánh trung bình 38 mm.

Thành trùng Đực - Cái Sâu keo mùa thu

Đặc điểm gây hại

Sâu non gây hại trên cây trồng, sâu non tuổi 1, đầu tuổi 2 ăn biểu bì của lá non - lá bánh tẻ tạo thành các vết trắng nhỏ li ti, khi sâu lớn dần tạo ra vết hại cũng lớn hơn hoặc liên kết tạo thành hình chữ nhật màu trắng đặc trưng. Từ tuổi 3 sâu non ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn như “cửa sổ”; từ giai đoạn trỗ cờ, phun râu, sâu non ăn râu, cờ ngô và chui vào bắp gây hại. Khi bắp đã mang trái, sâu cón thể tấn công vào cả phần hạt trái.

- Sâu Keo mùa thu gây hại trong suốt quá trình sinh trường và phát triển của cây Bắp (ngô).

Các loài cây kí chủ

Sâu Keo mùa thu có phạm vi kí chủ rất rộng với hơn 80 loài thực vật được ghi nhận trong đó có: lúa mạch, cỏ linh lăng, cây bông, đậu tương, mía, đậu phộng, lúa nước, thuốc lá,... trong đó bắp là loại cây kí chủ được sâu rất ưa thích và bị sâu gây hại thường xuyên hơn so với các cây kí chủ khác.

- Đôi khi cũng phát hiện sâu keo màu thu gây hại trên táo, nho, cam, đu đủ, dâu tây, đào,..

 

Biện pháp quản lý

- Giữ sạch cỏ trong ruộng và xung quanh bờ để thành trùng không có nơi trú ẩn.

- Cày ải và phơi đất hoặc cho nước vào ngập ruộng để diệt ấu trùng trong đất.Luân canh 1 vụ Bắp 1 vụ lúa nước cũng có tác dụng diệt ấu trùng trong đất.

- Dự đoán dự báo sâu xuất hiện bằng bẫy đèn hoặc bẫy Pheromone phát hiện thành trùng để kịp thời phun xịt.

- Thăm vườn thường xuyên, kiểm tra sự xuất hiện của ấu trùng và ổ trứng sâu: nên kiểm tra thường xuyên những cây ở vị trí khác nhau trong ruộng (có thể kiểm tra 20 cây ở 5 vị trí theo 2 đường chéo góc của ruộng).

Bà con có thể tham khảo sản phẩm Thuốc đặc trị Sâu Keo mùa thu của Công ty Giang Tây, hiệu quả lên tới 90%, lưu dẫn kéo dài:

Liều lượng: 1 chai GS1 35SC 100ml pha với 160 - 180 lít nước .

Thuốc đặc trị Sâu Keo mùa thu hại bắp (ngô)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Công Ty CP TMDV Giang Tây

Add: 6/12 Lê Văn Sô - An Thới - Bình Thủy - Cần Thơ

Hotline: 0967.29.39.09 Email: giangtay.co@gmail.com


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng